c. Cột mở:
Cột mở là cột không có Tốt đứng, nếu chỉ có Tốt của một bên đứng thì gọi là cột nửa mở. Trong thi đấu việc giành giật chiếm cột mở là đưa quân nặng xâm nhập vào trận địa của đối phương, gây nguy hiểm ở các hàng ngang, đặc biệt là hàng ngang 7 hoặc 8 đối với bên Trắng và hàng ngang 1 hoặc 2 đối với bên Đen.
Trắng đi trước (Hình 4)
Ví dụ: Thế cờ như ở Hình 4 là thế cờ hai bên đã thi đấu đến nước thứ 20. Nhìn vào thế trận ta thấy: bên Trắng có ưu thế lớn là Họ đang kiểm soát cột mở d duy nhất và Tượng b2 khống chế đường chéo a1 - h8 nhằm đánh Vua. Lợi dụng ưu thế đó Trắng đã đánh thắng bên Đen.
Nước đi tiếp theo như sau:
21. Mf6+ gf
22. Hg4+ Vh7
23. Xd7! Xe7
24. Te4+ f5
25. Txf5+ ef
26. Hxf5+ Vg8
27. Hf6 Me5
28. Txe5 Xxe5
29. Hxf7+ Vh8
30. Hh7#
d. Đường chéo:
Trong giai đoạn Khai cuộc, quân Hậu và Tượng bên nào đang chiếm giữ các đường chéo quan trọng thì có thể trở thành yếu tố quyết định thắng lợi. Tuy nhiên cũng cần tính đến những quân cờ khác bằng cách nhanh chóng đưa chúng đến vị trí thích hợp để cùng phối hợp hành động một cách hiệu quả.
Trắng đi trước (Hình 5)
Ví dụ: Thế cờ như ở Hình 5, lúc này bên Trắng đang có 2 Tượng chiếm giữ các đường chéo a1 - h8; b1 - h7 và Hậu chiếm giữ đường chéo e2 - h5, cùng với Xe ở c1. Trong lúc bên Đen vị trí các quân kém hơn nên khó bảo vệ cho Vua được an toàn. Lợi dụng về những ưu nhược điểm này, bên Trắng phát động tấn công giành thắng lợi.
Nước đi như sau:
1. Th7+ Vxh7
2. Hh5+ Vg8
3. Txg7 Vxg7
4. Hg5+ Vh8
5. Xc4 Te4
6. Xxe4 Tf4
7. Xxf4 Xg8
8. Xh4#